MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH ( DoF ) !!!

  • Deep of Field là gì ?!

Deep of Field ( Độ sâu trường ảnh; DoF ) là khoảng cách lấy nét giữa các phần gần nhất và xa nhất của hình ảnh mà bạn chụp được.  

Hầu hết những người chụp ảnh đều biết rằng độ sâu trường ảnh bị ảnh hưởng bởi khẩu độ ống kính. Khẩu độ nhỏ làm tăng độ sâu trường ảnh và khẩu độ lớn làm cho nó nông hơn. Một trong những sai lầm phổ biến hơn về độ sâu trường ảnh là nghĩ rằng khẩu độ ống kính là tất cả. Vì vậy, điều gì khác ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh? 

 

  • Giải thích về độ sâu trường ảnh

Circle of Confusion (CoC hoặc vòng tròn nhầm lẫn ) là điểm ánh sáng nhỏ nhất chạm vào mặt phẳng tiêu điểm. Khi tia sáng đi qua ống kính không nằm trong tiêu cự, một điểm của vật thể sẽ tạo ra một vòng tròn. Càng đi xa điểm ấy, hình ảnh sẽ càng mờ hơn ( CoC càng lớn ).Việc này phụ thuộc vào độ dài tiêu cự ống kính (len ) và khoảng cách đến tiêu điểm, không phụ thuộc độ phân giải của thiết bị. Giá trị tiêu chuẩn của CoC thường được liên kết với mỗi định dạng hình ảnh, nhưng giá trị phù hợp nhất phụ thuộc vào thị lực, điều kiện xem và thu phóng của thiết bị. 

CoC chính là tiêu chuẩn dùng để chế tạo ống kính để đảm bảo độ nét của mọi điểm nằm trong Depth of Field của từng format (kích thước sensor ). Ống kính cho các format có sensor càng nhỏ ( diện tích một điểm ảnh càng nhỏ) thì lại càng phải thiết kế dựa trên CoC nhỏ. Đó chính là lý do tại sao nhiều ống kính cho medium và large lắp lên Full-frame lại ko được nét như lens FF.

Chưa rõ thì xem video này nhé ! Có dịch tự động ấy :))

 

_____Điều gì kiểm soát độ sâu trường ảnh ?_____

 

  • Khẩu Độ:

Khẩu độ ống kính hoặc f-stop là yếu tố đầu tiên để kiểm soát độ sâu trường ảnh. Khẩu độ ống kính càng nhỏ thì ảnh từ sắc nét sẽ chuyển sang mờ. Phạm vi độ sâu trường ảnh thường kéo dài từ  ⅓ khoảng cách gần máy ảnh đến ⅔ khoảng cách xa hơn. Vì vậy, đó sẽ là ⅓ phía trước điểm lấy nét sắc nét nhất đến  ⅔ phía sau nó. Khẩu độ càng lớn (tức là f / 2) thì phạm vi tổng thể đó càng nông. Ngược lại, khẩu độ nhỏ hơn (tức là f / 16) cho phạm vi ảnh sâu hơn.

Ví dụ, nếu chúng ta lấy nét vào mắt của đối tượng chụp chân dung và sử dụng khẩu độ lớn, chúng ta sẽ có độ sâu trường ảnh rất nông. Đây được gọi là lấy nét có chọn lọc và là một kỹ thuật chụp chân dung tuyệt vời để cô lập đối tượng khỏi môi trường xung quanh.

 

  • Khoảng cách lấy nét:

Một biến số khác của độ sâu trường ảnh mà chúng ta phải tính đến là độ gần hay xa của máy ảnh, đối tượng, hậu cảnh. 

Đối tượng càng gần máy ảnh hậu ảnh sẽ mờ, càng xa hậu cảnh sẽ rõ ràng hơn. Khoảng cách từ chủ thế đến phía sau hậu cảnh cũng rất quan trọng. Đối tượng càng xa hậu cảnh sẽ có DoF nông ( dễ xóa phông hơn ), ngược lại DoF sẽ sâu hơn nhìn về tổng thể bức ảnh sẽ có hậu cảnh sắc nét hơn ( ít xóa phông ).

 

  • Độ dài tiêu cự ống kính:

Ở cùng khoảng cách, khẩu độ, chủ thể; ống kính tiêu cự ngắn hơn sẽ cóDoF sâu hơn ống kính tiêu cự dài. Tuy nhiên, tầm nhìn sẽ khác nếu bạn giữ ở cùng một khoảng cách. 

    Trái: 200mm | Giữa: 70mm | Phải: 24mm. Hình chụp với body Nikon D7000 và len Nikkor 24-70mm. Iso 100, f /4

 

  • Kích thước cảm biến:

Tùy vào một số điều kiện, nếu chúng ta muốn có được hình ảnh rộng và DoF nông & tập trung nhiều chi tiết cần lấy nét cùng hậu cảnh mờ ảo phía sau với cùng ống kính, khẩu độ và khoảng cách thì nên sử dụng một chiếc máy ảnh có cảm biến lớn. Cảm biến càng lớn thì lượng ánh sáng, hình ảnh thu được càng nhiều càng dễ dàng hơn trong việc chụp ảnh. Do cảm biến quá nhỏ nên bạn không thể dùng Smartphone hay một chiêc máy ảnh Compact chụp ảnh có FoV có độ nông & sâu chi tiết. :))

 

  • Hyperfocal Distance ( Khoảng cách vượt tiêu điểm ):

Hyperfocal Distance là khoảng cách lấy nét cung cấp DoF lớn nhất, rõ nét nhất cho bất kỳ khẩu độ hoặc f-stop nhất định nào. Để tìm thấy nó trên các ống kính cũ hơn hoặc các ống kính tiêu cự lấy nét thủ công, chúng ta sẽ sử dụng thang đo DoF trên ống kính.

Nhiều ống kính lấy nét tự động không có thang đo DoF như trên, chúng ta có thể sử trang web này để sử dụng kỹ thuật  Hyperfocal Distance. Chi tiết về Hyperfocal Distance chúng ta sẽ bàn luận ở bài viết sau.

Tham khảo video này nhé !

______________

Hãy xem một số bức ảnh yêu thích của bạn & các nhiếp ảnh gia khác. Lưu ý những gì hiệu quả hoặc không hiệu quả trong mỗi hình ảnh. 

Ý định của bạn là gì, tách chủ thể khỏi tiền cảnh hay hậu cảnh? Nó có độ sâu trường ảnh phù hợp với ý định của bạn không? Hình ảnh màu sắc, ánh sáng, bối cảnh phù hợp chưa? Làm chủ được những điều đó bạn sẽ cho ra một tấm ảnh đẹp nhất <3 !