Smartphone khó có thể thay thế được máy ảnh chuyên dụng

RentLens, 

Tin tức tổng hợp

 - 3 năm trước

  • Mở đầu 

     Có thể nói Camera Smartphone khó có thể thay thế Máy Ảnh chuyên dụng là bởi vì những giới hạn về công nghệ cảm biến quang học vật lý . Đối với đa số người dùng thì Smartphone một thiết bị nhỏ gọn đa chức năng đáp ứng đủ cho tất cả những nhu cầu cơ bản.

  Các hãng sản xuất lớn vẫn luôn đau đầu trong việc tìm cách cải tiến chất lượng sản phẩm và cuộc đua kỹ thuật vẫn mang tính con số hơn là chất lượng. Những con số trên chiếc smartphone vẫn chỉ là cách để mà Hãng tăng sản lượng bán hàng của mình.
     Có nghĩa là những con số vẫn mang tính hình thức, hay xử lý hình ảnh bằng AI , chứ không thực sự đem lại hiệu quả thực tế do những giới hạn về kỹ thuật vật lý. Với không gian vô cùng giới hạn và xu thế ngoại hình càng mỏng hơn của smartphone thì các nhà sản xuất đã đạt tới giới hạn. Điều này sẽ khiến chất lượng của cameraphone không thể theo được máy ảnh chuyên dụng.
    Như các bạn biết thì một máy ảnh chuyên dụng sẽ có một hệ thống ống kính vật lý vô cùng phong phú phức tạp để điều tiết được lượng ánh sáng đi qua hàng loạt thấu kính để tới cảm biến máy ảnh. Với hệ ống kính và ánh sáng phức tạp nên giá thành của chúng cũng vô cùng đắt đỏ đó là lý do không thể so sánh với chiếc điện thoải bé nhỏ. chắc sẽ mất thêm hàng thế kỷ nữa may ra con người mới mới tìm ra thiết bị thay thế được máy ảnh chuyên dụng.

Nào chúng ta cùng điểm qua những khác biệt giữa camera smartphone và máy ảnh chuyển dụng nhé :

  • Kích Cỡ Cảm Biến

    Cảm biến là linh hồn là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy ảnh, chi phí để sản xuất đôi khi chiếm tới 1/3 giá trị của máy. Cảm biến là yếu tố quyết định tới kích cỡ ảnh, độ phân giải, khả năng chụp thiếu sáng, độ sâu trường ảnh, dải nhạy sáng, ống kính và thậm chí là kích thước của máy ảnh.
    Nhiệm vụ chính của cảm biến là thu tất cả ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh. Kích cỡ cảm biến càng lớn, ánh sáng thu giữ được càng nhiều.
Cảm biến ảnh càng thu được nhiều ánh sáng, ảnh trông càng chi tiết và chân thật hơn. Dưới đây là thông số của một vài cảm biến ảnh thông dụng:

  • Điểm ảnh không phải tất cả

   Khi chọn smartphone thường những thông số về Megapixel hay được quan tâm như thước đo của chất lượng nâng cấp nhưng thực tế chỉ là dối trá để PR sản phẩm. Với smartphone, camera có điểm ảnh (megapixel) lớn không đồng nghĩa với cảm biến ảnh lớn. Chiếc điện thoại chụp ảnh Nokia 808 PureView có camera 41 megapixel nhưng kích cỡ cảm biến chỉ đạt 1/1,2 inch.
    Trong khi đó, chiếc máy ảnh Canon EOS 1300D hoặc Nikon D3400 được trang bị cảm biến ảnh APS-C 24 megapixel, nhưng chắc chắn chúng cho chất lượng ảnh tốt hơn điện thoại Nokia 808 PureView.
    Số điểm ảnh chỉ mang tính định lượng. Số điểm ảnh cao không đồng nghĩa với chất lượng ảnh cao hơn. Chỉ khi cảm biến thu được nhiều điểm ảnh hơn thì chất lượng ảnh mới được nâng lên.
    Thực tế, cảm biến ảnh lớn có số megapixel nhỏ sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, đồng nghĩa với bộ xử lý ảnh có khả năng khử nhiễu tốt hơn.

  • Bộ chip xử lý hình ảnh

    Hãy thử tưởng tượng bộ xử lý của máy ảnh chuyên dụng chỉ tập trung vào một công việc xử lý hình ảnh còn smartphone thì phải làm nhiều tác vụ thì bên nào hơn.

    Công việc chính của cảm biến là thu ánh sáng và chuyển tất cả màu sắc thành tín hiệu điện tử. Còn bộ xử lý ảnh xử lý toàn bộ màu sắc này và biến chúng thành hình ảnh.

    Bộ vi xử lý hình ảnh được coi là bộ não của camera. Nó phải đọc bộ đo sáng, tiếp cận và hiểu được màu sắc có trong cảm biến, kiểm tra thời điểm chụp, đồng thời xử lý thông minh tất cả công việc liên quan.

    Ảnh chụp có tạo dựng chính xác những gì bạn nhìn thấy hay không có phần đóng góp rất lớn của bộ xử lý hình ảnh.

    Đây là công việc phức tạp của bất cứ bộ xử lý hình ảnh nào. Và đây cũng là lý do tại sao đôi khi bạn nhìn thấy hiện tượng “nhiễu” hạt của bức ảnh. Nhiễu hạt xảy ra khi có hiện tượng đặt sai điểm ảnh trong ma trận màu hoàn chỉnh.

    Tất nhiên bộ vi xử lý hình ảnh cũng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác nữa nhưng chủ yếu thiên về mặt kỹ thuật.

    Nói một cách ngắn gọn, máy ảnh chuyên dụng được trang bị bộ xử lý ảnh có khả năng hiểu rõ về thuật chụp ảnh. Nó giống như người công nhân mẫn cán mà cả đời chỉ có nhiệm vụ duy nhất là sắp xếp chính xác các ảnh với nhau.

    Trong khi đó smartphone cũng có bộ xử lý ảnh nhưng buộc phải kết hợp với nhiều chức năng khác. Ngoài ra, do kích thước hạn chế của điện thoại, bộ xử lý ảnh smartphone luôn bị giới hạn về không gian.

    Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi bộ xử lý ảnh của chiếc máy ảnh chuyên dụng luôn thực hiện tốt công việc hơn smartphone.

 

  • Khẩu độ , tốc độ màn trập , ống kính

    Ngoài kích cỡ cảm biến và bộ xử lý hình ảnh, smartphone cũng không thể sánh với máy ảnh chuyên dụng ở nhiều điểm khác.

    Chẳng hạn với ống kính, smartphone vẫn rất non nớt khi so với máy ảnh DSLR ,mirrorless . Người chụp có thể thay ống kính thoải mái trên body và có khả năng tinh chỉnh sâu hơn, trong khi smartphone chỉ có duy nhất ống kính góc rộng

    Ống kính góc rộng là giải pháp duy nhất giúp tăng kích cỡ cảm biến trong không gian hạn hẹp của smartphone.

    Theo thời gian, smartphone được tăng cường khả năng chụp ảnh tốt hơn với khẩu độ (độ mở ống kính) lớn hơn và tốc độ màn trập nhanh hơn. Những chiếc iPhone và Pixel mới có khẩu độ ống kính f/1.8, tương đương với máy ảnh không gương lật và DSLR hiện nay.

    Người dùng cũng có thể kỳ vọng những chiếc smartphone mới có khả năng chụp ảnh tốt hơn, và trong nhiều trường hợp có thể thay thế một chiếc máy ảnh cồng kềnh. Nhưng nếu bạn cần một những bức ảnh thực sự chuyên nghiệp, máy ảnh chuyên dụng vẫn là lựa chọn tốt nhất thời điểm này.

  • Chế độ chân dung trên các mẫu Smartphone tân tiến cũng chỉ là một lớp phủ tiên tiến

    Một trong những tính năng nổi bật trong dòng sản phẩm smartphone mới đó là khả năng thay đổi độ sâu trường ảnh (DOF) sau khi chụp. Người dùng có thể di chuyển một thanh khẩu độ (f stops) để làm hậu cảnh mờ hoặc rõ hơn. Nhưng tất nhiên, tính năng này vẫn chỉ là một lớp phủ (mask) giống trong Photoshop chứ không phải vùng mờ thực được tạo ra bởi tính chất vật lí của ống kính

    Liệu rằng camera smartphone có thể thay thế máy ảnh thực sự trong tương lai? – Khả năng thay đổi độ sâu trường ảnh

    Gần như tất cả smartphone đều có ống kính với khẩu độ không thể thay đổi, cùng với cảm biến có kích thước rất nhỏ khi so với máy ảnh, chính vì vậy nên độ sâu trường ảnh rất lớn, gần như mọi thứ đều nét nếu không qua hậu kì. Vì vậy nên các hãng sản xuất trang bị cho điện thoại thêm một camera nữa để đo khoảng cách giữa các vật với nhau, và từ đó xác định được đâu là chủ thể, đâu là hậu cảnh.

    Nhưng tất nhiên, việc sử dụng phần mềm để thay thế một hiện tượng vật lí chắc chắn sẽ có xảy ra lỗi. Đôi lúc, phần mềm không đủ thông minh để nhận diện được những vật nhỏ như tóc, tai hay vải trong quần áo, chúng cũng sẽ bị làm mờ giống với nền đằng sau. Phần mềm nhận diện chắc chắn sẽ còn được nâng cấp nhiều trong tương lai, nhưng hiện nay thì việc sử dụng máy ảnh với ống kính có khẩu độ thật vẫn tốt hơn

  • Xử Lý bằng AI

    Nhiếp ảnh dựa vào khả năng xử lí của máy (hay thậm chí trí tuệ nhân tạo) có thể vượt qua một số giới hạn về phần cứng. Ví dụ như cảm biến của máy nhỏ, không thu nhận được đủ ánh sáng thì phần mềm sẽ xử lý bằng cách chụp nhiều tấm hình ở các độ sáng khác nhau rồi ghép lại. Tính năng này sẽ giúp giữ được chi tiết ở vùng sáng, nhưng giữ được chi tiết ở các vùng tối bị nhiễu.

    AI đang trong thời kì sơ khai, nên tính ứng dụng của nó trong nhiếp ảnh smartphone vẫn chưa cao. Nhưng ta có thể thấy được khả năng của AI trong tương lai nhờ vào các thử nghiệm của các hãng phần cứng, điển hình là khả năng xóa nhiễu (noise) trong ảnh của các hãng card đồ hoạ .

    Smartphone trong tương lai sẽ còn có nhiều tính năng hơn nữa , không phải nhờ vào độ tiên tiến quang học vật lí của máy ảnh mà nhờ vào khả năng xử lí hậu kì .Người dùng (trên lí thuyết) có thể chụp nhiều bức ảnh của một nhóm người, sau đó ‘ghép nối’ của từng người để ra một bức ảnh mà tất cả mọi người đều cười và không nhắm mắt

  • Chưa thể thay thế máy ảnh chuyên nghiệp

    Không ai phủ nhận rằng smartphone đã và đang khiến doanh số bán máy ảnh sụt giảm mạnh, đặc biệt là máy ảnh point-and-shoot (máy ảnh kỹ thuật số), nhưng nó sẽ không thể thay thế tất cả các dòng máy ảnh chuyên nghiệp.

    Điểm mà smartphone làm được là đã giải thoát sự tù túng cho các máy ảnh chuyên dụng, trở thành một công cụ hỗ trợ cho máy ảnh để có thể làm cho bức ảnh của bạn trở nên tốt hơn và dễ dàng chia sẻ mọi lúc mọi nơi.

    Với sự phát triển công nghệ, diện thoại có thể tạo ra những bức ảnh động Slow Motion

    Smartphone – thứ gắn liền với cuộc sống ngày nay đã hỗ trợ chụp, chỉnh ảnh tốt đến như vậy nhưng tại sao nó không thể giết chết các máy ảnh chuyên dụng?

    Lý do là sự lựa chọn đa dạng hơn về ống kính hỗ trợ chuyên nghiệp hoàn toàn “ăn đứt” một smartphone chỉ có một loại ống kính không thể thay thế.

    Nói chung với xu hướng phát triển như vũ bão của mạng xã hội hiện nay thì phone   camera ngày càng có nhiều đất dụng võ và các hãng điện thoại biết chiều lòng khách hàng khi không ngừng tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất của máy ảnh vào chiếc điện thoại thông minh.

    Các bạn có thể thấy máy ảnh là tính năng có nhiều người bỏ tiền ra mua nhất trên các dòng điện thoại cao cấp.

    Người dùng phổ thông sẽ ngày càng sử dụng nhiều phone camera để chụp ảnh và chia sẻ, nhưng ở một khía cạnh khác thì máy ảnh chuyên nghiệp vẫn có vị trí riêng của mình và chưa thể thay thế ngay trong vòng 1-2 thập kỷ tới .

Liên hệ với RentLens để tiếp cận với các thiết bị mới đáp ứng những hình ảnh đẹp của bạn nhé 😀