Đây là những kinh nghiệm cá nhân theo thuelens cảm thấy phù hợp nhất ! 🙂
Không có gì ngạc nhiên khi chụp ảnh phong cảnh rất phổ biến. Đối với người mới bắt đầu, đây là một cách dễ tiếp cận vì chúng ta được bao quanh bởi những cảnh quan lớn nhỏ và có thể dễ dàng thấy đuợc những khoảng khắc vô cùng hùng vỹ & đẹp đẽ của tự nhiên.
Ảnh phong cảnh cũng không thực sự yêu cầu bất kỳ thiết bị đặc biệt nào, bạn có thể chụp bằng chính Smartphone của mình. So với các thể loại nhiếp ảnh khác, chụp ảnh phong cảnh tương đối “dễ” làm chủ. Điều đó có nghĩa là một nhiếp ảnh gia mới hành nghề có thể sẽ có thời gian học chụp ảnh phong cảnh dễ dàng hơn chụp ảnh chân dung.Tuy nhiên, nó cũng không đơn giản như hướng máy ảnh của bạn vào một cái gì đó đẹp và chụp mà còn phải xem xét đều nhiều điều kiện & yếu tố khác nhau!
Khoảng khắc Bình minh và Hoàng hôn:
Chụp được cảnh bình minh hoặc hoàng hôn lý tưởng có lẽ là một trong những tác vụ chụp ảnh phong cảnh phức tạp nhất.
Bạn không chỉ phải xem xét làm thế nào để lưu lại những màu sắc tuyệt đẹp của khoảnh khắc mà còn phải xem xét các điều kiện ánh sáng. Tức là bầu trời rất sáng và cảnh vật rất tối. Làm nổi bật tất cả màu sắc tuyệt vời đó qủa thât không phải nhiệm vụ đơn giản.
Mình sẽ tổng hợp một số gợi ý để giúp bạn có được những bức ảnh phong cảnh Bình Minh & Hoàng Hôn đẹp hơn, đưa hình ảnh của mình lên một sắc thái vô cùng EPIC !!!
Làm chủ Cân bằng trắng:
Máy ảnh của bạn có nhiều cài đặt cân bằng trắng khác nhau, bao gồm cả cân bằng trắng tự động ( AWB). Khi ở chế độ AWB, về cơ bản máy ảnh sẽ đưa ra dự đoán tốt nhất về màu sắc sẽ trông như thế nào.
Trong nhiều tình huống, điều này diễn ra khá tốt. Nhưng khi chụp ảnh bình minh hoặc hoàng hôn, AWB sẽ hiển thị màu sắc kém vì tính năng của nó là loại bỏ các lớp phủ ám màu ( color casts ). Điều đó có nghĩa là AWB giảm thiểu màu sắc rực rỡ của bình minh hoặc hoàng hôn – đó không phải là một ý hay !
Chúng ta nên giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển máy ảnh của bạn sang cài đặt cân bằng trắng thành ánh sáng ban ngày (Day light ). Vì bình minh và hoàng hôn thường bị chi phối bởi các tông màu ấm, điều này sẽ nâng cao những tông màu đó một chút.
Nếu máy ảnh của bạn không có chế độ Ánh sáng ban ngày, bạn cũng có thể sử dụng chế độ bóng râm ( Shade ) hoặc nhiều mây ( Cloudy ). Mỗi loại đều có tác dụng làm ấm đáng kể, giúp nổi bật tông màu ấm áp hiện có khi chụp bình minh hoặc hoàng hôn.
Xem những thay đổi này ở video đối với cân bằng trắng ảnh hưởng như thế nào đến ảnh phong cảnh nhé.
Dynamic Range ( Dải tần nhạy sáng ):
Khi chụp ảnh bình minh và hoàng hôn chúng ta cũng nên lưu ý về Dynamic range – Đây là giá trị vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh chúng ta chụp
Bầu trời khá sáng vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, lúc ấy cảnh vật rất tối. Thường thì sự khác biệt giữa các vùng sáng và tối này là quá nhiều để máy ảnh xử lý.Kết quả thường xảy ra là một hình ảnh được chụp phơi sáng tốt cho bầu trời, nhưng với cảnh vật xunh quanh khá tối (như đã thấy ở trên) hoặc xảy ra một hình ảnh được phơi sáng tốt cho cảnh vật với bầu trời quá sáng.
Chúng ta sử dụng đồng hồ đo sáng ở vùng sáng nhất tiền cảnh của hình ảnh cần chụp và chụp ở định dạng RAW. Sử dụng bộ lọc trung tính (bộ lọc ND ) để cảnh quan nổi bật hơn. Chụp hai bức ảnh của cùng một cảnh, một bức phơi sáng bầu trời và một bức ảnh khác phơi sáng tiền cảnh (còn gọi là chụp bù trừ). Trong quá trình xử lý hậu kỳ, pha trộn độ phơi sáng để có hình ảnh cuối cùng được phơi sáng tốt. Các bạn có thể tham khảo thêm cách thực hiện điều đó trong video dưới đây từ First Man Photography.
Setting có sẵn trên máy:
Mỗi bình minh và hoàng hôn là khác nhau, vì vậy cần một chút thử nghiệm khi setting để bạn có được kết quả tốt. Nó cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hành trong nhiều năm.Tuy nhiên, hãy thử setting được nêu bên dưới, ít nhất bạn có một điểm bắt đầu để thử nghiệm mỗi khi bạn ra ngoài chụp :))
- Chế độ phơi sáng : Thủ công
- Driver Mode (chế độ chụp) : Một lần chụp
- Khẩu độ : f / 11
- ISO : 100
- Tốc độ màn trập : Thay đổi
- Cân bằng trắng : Ánh sáng ban ngày, bóng râm hoặc nhiều mây
Tốc độ màn trập khác nhau tùy theo ánh sáng của mặt trời mọc hoặc lặn. Như đã lưu ý ở trên, bạn phải thử một số lần, lần này là thay đổi tốc độ màn trập. Nhưng hãy cẩn thận! Nếu bạn cầm máy ảnh để chụp mà không sử dụng thiết bị hỗ trợ, hãy đảm bảo rằng tốc độ màn trập không quá chậm vì có thể gây ra rung máy. Một nguyên tắc nhỏ là nếu tốc độ cửa trập chậm hơn 1/30 giây, hãy đặt máy ảnh lên giá ba chân hoặc tăng ISO để bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn.
__________
- Chế độ phơi sáng : Thủ công
- Driver Mode (chế độ chụp) : Một lần chụp
- Khẩu độ : f / 16
- ISO : 50 hoặc 100
- Tốc độ màn trập : 1/4 giây
- Cân bằng trắng : Thay đổi
Tốc độ màn trập được sử dụng sẽ phụ thuộc vào tốc độ của chuyển động bạn muốn chụp. Ví dụ: thác nước chuyển động nhanh có thể chỉ cần tốc độ cửa trập 1/4 giây để có được độ mờ tốt. Nhưng một con suối chuyển động chậm có thể chỉ cần một giây hoặc hơn để có được hiệu ứng mờ.
Cuối cùng, cài đặt cân bằng trắng bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào ánh sáng. Có thể tùy chỉnh chế độ tương xứng vơí từng trường hợp: ban ngày, bóng râm, nhiều mây,… Nếu mặt trời mọc hoặc lặn, hãy thử ánh sáng ban ngày, bóng râm hoặc nhiều mây như đã nêu trước đó.
Làm chủ độ sâu trường ảnh:
Một trong những yếu tố cơ bản của chụp ảnh phong cảnh độ sâu trường ảnh. Nó chỉ đơn giản là khu vực của hình ảnh được lấy nét. Thông thường, ảnh phong cảnh được hưởng lợi từ độ sâu trường ảnh, mọi thứ trong ảnh từ tiền cảnh đến hậu cảnh đều có thể được lấy nét.
Trong hình ảnh trên, hãy để ý mọi thứ từ đá đến hoa cho đến những ngọn núi xa xôi đều được lấy nét. Đó là do độ sâu trường ảnh. Để đơn giản hóa mọi thứ, bạn hãy sử dụng ống kính góc rộng, đặt khẩu độ nhỏ (tức là f / 11 hoặc nhỏ hơn) và đặt điểm lấy nét của bạn khoảng một phần ba ảnh, độ sâu trường ảnh của bạn sẽ lấy nét từ trước ra sau.
Xem kỹ video dưới đây để hiểu rõ hơn nhé :